Nhầm lẫn tai hại về thực phẩm sạch ảnh hưởng đến sức khỏe


Thực phẩm sử dụng để chế biến món ăn hàng ngày, sẽ ảnh hưởng trực trực tiếp đến sức khỏe người dùng. Thực phẩm bổ dưỡng, sạch an toàn sẽ cải thiện sức khỏe, giúp cơ thể tỉnh táo, tràn đầy năng lượng. Nhưng thực phẩm bẩn lại là nguồn cơn dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. 

Với tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường, khó kiểm soát, khiến xu hướng lựa chọn thực phẩm ngon, sạch ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên, với nhiều người chọn thực phẩm sạch không phải dễ, với nhiều quan niệm sai lầm không tốt cho sức khỏe. Chia sẻ dưới đây về những vấn đề mà người tiêu dùng đang gặp phải, sẽ giúp chị em cẩn trọng để chọn mua thực phẩm sạch.

Sai lầm về thực phẩm sạch nhiều người mắc phải

Nhu cầu sử dụng thực sạch lớn, trong khi thị trường với nhan nhản các sản phẩm bẩn, sử dụng hóa chất, cám tăng trọng, bơm nước, chất bảo quản… gây nguy hại cho sức khỏe người dùng. Người tiêu dùng không hiểu rõ về bản chất thịt, cá, rau củ sạch như thế nào, dẫn đến những quan niệm sai lầm.

Một số quan niệm sai lầm thường thấy khi chọn mua thực phẩm sạch:

  • Thực phẩm siêu sạch là không dùng cám tăng trọng, chăn thả tự nhiên, rau củ trồng tự nhiên không sử dụng hóa chất. Định nghĩa siêu sạch khiến nhiều người nhầm lẫn và chọn mua mù quáng. Thực phẩm siêu sạch chưa chắc đã sạch nếu môi trường nuôi không đảm bảo, tồn dư kim loại, chất độc trong đất, gà lợn bị nhiễm sán, vi khuẩn không có kiểm định.
  • Thực phẩm sạch dựa trên lòng tin và khẳng định của người sản xuất không thực sự hiệu rõ về thực phẩm thế nào là sạch. Quy trình nuôi, giết mổ không đảm bảo, phân phối mất vệ sinh… cũng khiến thực phẩm bị nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn nguy hại.
  • Thực phẩm nhỏ, xấu xí là thực phẩm sạch. Nhiều người tiêu dùng không nắm rõ về mùa phát triển của thực phẩm, rau củ… không chọn những bó to, ngon. Tuy nhiên, có thể do nguồn giống quyết định hình thái sản phẩm.

Các loại thực phẩm sạch hiện có trên thị trường 

Thực phẩm sạch là những sản phẩm an toàn, xuyên suốt quy trình: nuôi trồng, thu hoạch, sơ chế, phân phối… đảm bảo sạch, đạt tiêu chuẩn ATTP. Thực phẩm được kiểm soát và đánh giá sạch xuyên suốt chu trình. Thực phẩm sạch có thể sử dụng hóa chất nhưng được kiểm soát và là những nhóm chất không nguy hiểm. Không nhất thiết thực phẩm sạch sẽ không sử dụng hóa chất.

Thực phẩm sạch được chia thành nhiều loại, dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá:

  • Thực phẩm sạch đạt tiêu chuẩn Vietgap – tiêu chuẩn Việt nam về quy trình sản xuất an toàn, sạch.
  • Thực phẩm sạch đạt tiêu chuẩn globalgap – tiêu chuẩn quốc tế kiểm soát quy trình sản xuất thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, bảo vệ môi trường, vì lợi ích cộng đồng.
  • Thực phẩm hữu cơ được sản xuất trong điều kiện khắt khe hơn về: môi trường đất, nước không ô nhiễm, không sử dụng hóa chất, giống không biến đổi gen, quy trình sản xuất, sơ chế, phân phối sạch… 

Thực phẩm sạch được sản xuất, nuôi trồng theo quy trình tiêu chuẩn, kiểm soát về loại hóa chất và nồng độ… đảm bảo ngưỡng an toàn cho con người. Người tiêu dùng không nên mua theo xu hướng mà không hiểu rõ về bản chất.

Thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ có thể được đông lạnh để đáp ứng nhu cầu sử dụng lớn của người dùng. Tham khảo các sản phẩm sạch tại http://zinfood.com/ – được nhập khẩu chính ngạch, với đầy đủ thông tin về nguồn gốc xuất xứ, chứng nhận chất lượng sản phẩm.