Một số bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng tưởng chừng đơn giản nhưng rất nguy hiểm. Nếu bạn đi nặng ra máu 1 đến 2 lần có thể còn không quan tâm. Nếu tần suất đi nặng ra máu của bạn xuất hiện liên tục, lượng máu đi nặng nhiều thì nên cảnh giác, tìm hiểu nguyên nhân hoặc đến các bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
Nguyên nhân đi nặng ra máu
- Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đi nặng ra máu có thể là bệnh trĩ. Giai đoạn đầu của bệnh trĩ sẽ không ngứa hay đau rát. Chúng là biểu hiện của tổn thương tĩnh mạch, giãn quá mức dẫn đến chảy máu. Nếu không điều trị kịp thời sẽ phát triển đến các giai đoạn cao hơn của búi trĩ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.
- Đi nặng ra máu cũng có thể là hiện tượng xuất huyết dạ dày. Dễ phát hiện nhất là khi đi nặng ra máu kèm theo hiện tượng phân đen.
- Đi nặng ra máu vì khối u Polyp trực tràng. Hiện tượng này sẽ kèm theo những cơn đau bụng và co thắt. Nên thăm khám sớm để tránh các hiện tượng ung thư hoặc xuất huyết nguy hiểm đến tính mạng.
- Táo bón dẫn đến khô, tổn thương và nứt nẻ hậu môn. Tổn thương niêm mạc vì phân kích thước lớn.
- Viêm và nứt kẽ hậu môn cũng dẫn đến hiện tượng đi nặng ra máu
Viêm loét hoặc ung thư trực tràng, đại trực tràng. Hoặc nhồi máu ruột non, xuất huyết đường ruột cũng khiến đi nặng ra máu.
Điều trị bệnh đi nặng ra máu
Nên thăm khám bác sĩ để biết được nguyên nhân dẫn đến đi nặng ra máu. Tùy vào từng nguyên nhân để có hình thức chữa trị khác nhau. Trước mắt, khi mới phát hiện ra hiện tượng đại tiện ra máu các bạn nên tiến hành theo dõi xem tình trạng bệnh của mình như thế nào:
- Táo bón ra máu thì chỉ cần khắc phục việc táo bón
- Đi nặng ra máu nhiều ngay lần đầu tiên thì phải đi khám ngay tức khắc
- Đi nặng ra máu ít có thể theo dõi thêm một thời gian
Tùy hình thức nào các bạn cũng nên vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn để tránh viêm nhiễm. Đã ra máu đồng nghĩa với việc trực tràng, thành hậu môn hoặc hệ thống tiêu hóa của bạn có vấn đề. Vệ sinh sạch sẽ để tránh viêm nhiễm ngoài mong muốn.
Tham khảo tư vấn online
Các bạn có thể vào các web như Hậu Môn Trực Tràng để viết những câu hỏi, chia sẻ tình trạng sức khỏe hiện tại của mình. Các bác sĩ với chuyên môn hậu môn trực tràng cao sẽ đọc và đưa ra cho các bạn những lời khuyên hữu ích nhất.
Bệnh trĩ gây chảy máu, rối loạn ruột non gây chảy máu, xuất huyết đường tiêu hóa, dạ dàu, ung thư trực tràng… sẽ rất nguy hiểm. Đôi lúc bạn không chú ý đến hiện tượng này để đến khi phát hiện thì bệnh tình đã nặng.
Nên tranh thủ thời gian đi khám vẫn là điều nên làm. Các vùng nhạy cảm của cơ thể cũng được tham khám như các vùng khác để đảm bảo mang đến sức khỏe trọn vẹn nhất.
Tạm kết
Rất nhiều nguyên nhân để dẫn đến hiện tượng đi nặng ra máu. Chúng tôi hy vọng các bạn chỉ đơn giản là đi phân kích thước lớn, cứng làm tổn thương đến hậu môn gây chảy máu. Tuy nhiên, nếu không phải là nguyên nhân này thì các bệnh lý còn lại đều rất nguy hiểm. Sau khi đọc xong nội dung này, hiểu rõ hậu quả nghiêm trọng của việc đi nặng ra máu hãy tìm đến các cơ sở y tế để thăm khám ngay nhé. Chúc các bạn luôn có sức khỏe tốt với hệ tiêu hóa và hậu môn trực tràng của mình.